Giải pháp quản lý bán hàng

Các loại máy đọc mã vạch

17/12/2019
Admin Admin

Máy đọc mã vạch đã không còn quá xa lạ đối với những người làm kinh doanh. Máy quét mã vạch được ứng dụng rất nhiều ngành đa dạng như: Y tế, thương mại, giao nhận hàng, kiểm kho,… và mỗi một lĩnh vực thì đều cần sử dụng các loại đầu đọc mã vạch khác nhau. Các loại máy đọc mã vạch với các tính năng và thông số kỹ thuật khác nhau xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế để tận dụng tối đa tính năng cũng như sử dụng hiệu quả máy đọc mã vạch thì người sử dụng cần biết về một số loại máy đọc mã vạch thông dụng hiện nay để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Dưới đây là bảng phân loại các loại máy quét thông dụng, phổ biến trên thị trường hiện nay mà chúng tôi tổng hợp được.

MỤC LỤC: NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Phân biệt theo công nghệ quét

2. Phân biệt theo khả năng quét

3. Phân biệt theo cổng kết nối

4. Phân biệt theo cấu tạo

1. Phân biệt theo công nghệ quét

Công nghệ giải mã của máy đọc hiện nay có 3 loại chính là công nghệ CCD, Laser và CMOS imager.

- Công nghệ CCD:

Công nghệ quét mã vạch CCD này rất bền . Có tia quét dày khoảng 1cm và tầm xa < 20cm, trung là bình 10cm. Giá thành của máy quét CCD lại rẻ hơn so với máy quét laser. Nhưng máy quét CCD lại có khuyết điểm là chỉ quét được barcode trên bề mặt phẳng, không quét được theo chiều như barcode dán trên các loại chai lọ.

- Công nghệ Laser:

Máy quét mã vạch sử dụng tia laser cho ra tia sáng rất mạnh, cắt ngang bề mặt mã barcode. Máy quét rất nhạy và cực kỳ  chính, có thể quét trên các loại bề mặt cong và xa. Có thể đọc khi có ánh sáng chói hay trong các môi trường khắc nghiệt. Nhưng công nghệ quét laser cũng có khuyết điểm là không được bền như công nghệ quét CCD. Sau một thời gian sử dụng, mắt đọc bị yếu đi rồi sinh ra hiện tượng kén barcode giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa hình và có thể bị hư hỏng.

- Công nghệ CMOS imager:

Công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Các máy đọc mã vạch theo công nghệ này sử dụng trong việc đọc nhiều mã vạch liền nhau việc xác định mã vạch chính để đọc được thiết bị chụp lại và phân tích xác nhận mã đọc. Có tốc độ cao có thể đọc trên mọi bề mặt. Nhưng giá thành khá cao.

2. Phân biệt theo khả năng quét

- Máy đọc 1D

Mã vạch 1D là một dãy các vạch đan xen các khoảng trống song song theo quy tắc nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.  Mã 1D là mã 1 chiều rất quen thuộc với chúng ta. Mã 1D được ứng dụng trong cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Khi quét, máy đọc mã vạch 1D sử dụng công nghệ tuyến tính quét cắt ngang các sọc của mã vạch, thường thì máy quét 1D sử dụng mắt CCD hoặc là laser với tia sáng dài và hẹp.

Nhược điểm của máy quét 1D là chỉ quét mã ở 1 góc độ. Còn máy quét 1D cao cấp hơn có thể quét đa tia thì có giá trị khá đắt đỏ.

- Máy đọc 2D

Máy đọc mã vạch 2D hay còn gọi là máy đọc mã 2 chiều. Nó có ưu thế vượt trội vì mã hóa được nhiều thông tin hơn, không loại trừ kí tự đặc biệt, link website,….QR code còn có thể được in với kích cỡ nhỏ rất tiện lợi. Máy đọc mã  vạch 2D có thể quét được từ khoảng cách xa tới 15 mét và trên nhiều bề mặt diện tích.

Khi quét, máy đọc mã thường phát ra tia sáng chùm phủ trên mọi góc độ nên có thể quét chiều nào cũng được, rất dễ dàng và chính xác.

Dù là chất liệu trong suốt, mã bị bóng hay in sai quy cách hoặc trên màn hình của điện thoại, máy tính cũng đều có thể sử dụng máy đọc mã 2D được.

>>> XEM THÊM: MÁY QUÉT MÃ VẠCH 2D

3. Phân biệt theo cổng kết nối

- Cổng kết nối USB

Trong kiểu kết nối thì các loại máy quét thông dụng thường gặp nhất chính là kiểu kết nối USB. Máy quét mã vạch dùng cổng USB không cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện này được lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.

Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải tắt máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.    

- Cổng kết nối RS232

Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Tuy nhiên trong các ứng dụng thực tế người ta không sử dụng phần mềm quét mã vạch chuyên nghiệp mà phải viết ra một chương trình riêng cho nó mới đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy đọc mã vạch để bàn và các loại máy quét 2-D hay sử dụng cổng RS-232.

- Cổng kết nối Keyboard

Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím ra khỏi máy tính. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner (hình bên cạnh). Đặc điểm của các loại máy đọc mã vạch dùng cổng Keyboard là chỉ cần dùng 1 phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được mã vạch.

Thường các máy quét cầm tay hay sử dụng cổng Keyboard vì nó tiên lợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả.

4. Phân biệt theo cấu tạo

- Máy đọc mã vạch cầm tay

Là loại máy quét rẻ nhất , người sử dụng cầm máy quét và ấn nút bấm được thiết kế dưới scanner để quét mã vạch trên sản phẩm. Tốc độ trung bình của loại máy quét là từ 72 scan/s đến 500 scan/s tùy theo máy.  Một số máy quét có chân đế được đặt theo yêu cầu của khách hàng để khi sử dụng xong có thể đặt lên, tránh trong lúc làm việc va vào máy làm máy rơi xuống đất gây hỏng máy.

- Máy đọc mã vạch để bàn

Dạng để bàn thường là các loại máy đọc mã vạch đa tia. Với một số lượng lớn các tia đọc được phát ra. Với nhiều hướng khác nhau. Người dùng có thể sử dụng đưa mã vạch vào theo bất kỳ hướng nào. Các máy đọc đa tia thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second. Với tốc độ này, máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng. Dạng máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương mại cỡ lớn. Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tính chuyên nghiệp và hiện đại.

- Máy đọc mã vạch không dây

Đây là loại máy đọc mã vạch cao cấp nhất. Máy đọc mã vạch không dây sử dụng công nghệ Bluetooth hoặc công nghệ wifi để kết nối với chân đế ở khoảng cách xa. Có thể truyền dữ liệu trực tiếp giữa máy đọc và chân đế được gắn vào máy tính. Đây là loại máy chuyên dụng cho các kho bãi rộng. Với số lượng hàng lớn khó có thể với tới được.

Với những thông tin về các loại máy quét mã vạch của bài viết trên đây, sẽ giúp cho chủ cửa hàng sẽ có thêm chút kiến thức cùng cái nhìn tổng quan nhất về các loại máy quét mã vạch phổ biến, và chọn cho cửa hàng mình một loại máy phù hợp nhất. Chúc cho chủ cửa hàng kinh doanh thành công và luôn đồng hành cùng Thiết Bị Bán Hàng trong những bài viết sắp tới nhé.  

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

MÁY ĐỌC MÃ VẠCH KHÔNG DÂY

MÁY ĐỌC MÃ VẠCH LOẠI NÀO TỐT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận