Giải pháp quản lý bán hàng

Cửa hàng bán lẻ và 7 ý tưởng tăng doanh thu

25/02/2020
Hường Nguyễn

Cửa hàng là gì? Cửa hàng bán lẻ là gì?

Cửa hàng bán lẻ được dùng trong việc mua bán hàng hóa với quy mô nhỏ phục vụ trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình bằng cách mua sắm tại chỗ, thoả thuận và trả tiền, nhận hàng tại chỗ. Hàng hóa thường là các mặt hàng gọn nhẹ giá cả bình dân như thực phẩm, đồ uống, vật dụng cá nhân, hàng gia dụng… Cửa hàng bán lẻ hiện nay thường bao gồm các dịch vụ kèm theo như giao hàng tận nơi, đóng gói hàng hóa.

Cửa hàng bán lẻCửa hàng bán lẻ là mô hình rất phát triển hiện nay

Thông thường, người mua của các cửa hàng bán lẻ thường là cá nhân để phục vụ cho chính họ và gia đình của họ. Cửa hàng bán lẻ thường được đặt tại đông dân cư như hộ gia đình, khu mua sắm hoặc trung tâm thươmg mại.

Các cửa hàng bán lẻ nhập hàng hoá, sản phẩm với số lượng lớn từ các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu, hoặc các đại lý bán buôn. Sau đó, họ bán lại số lượng hàng hóa đó theo số lượng nhỏ hơn cho các cơ sở trung gian khác hoặc bán trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng để kiếm lời.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ tiếng anh là gì?

Bán lẻ tiếng anh là retail.

Cửa hàng bán lẻ tiếng anh là retail store.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ tiếng anh là Retail chain stores.

Các loại cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam

Hiện nay, tại Việt Nam, các loại cửa hàng bán lẻ có thể được chia thành các nhóm chính như sau:

Cửa hàng chuyên biệt: cửa hàng tập trung vào việc bán hàng hóa trong một lĩnh vực đặc trưng. Ví dụ như cửa hàng văn phòng phẩm, cửa hàng đồ gia dụng…

Cửa hàng tạp hóa: Các cửa hàng này bán hàng hóa trong các danh mục khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu chung của cư dân trong khu vực.

Cửa hàng tiện lợi: Cửa hàng tiện lợi là nơi mà mọi người có thể đến bất cứ lúc nào khi cần mua hàng hóa thiết yếu hàng ngày. Ví dụ về các cửa hàng tiện lợi như Vinmart, Circle K.

Nhược quyền thương mại: là loại hình kinh doanh được cấp quyền bởi công ty khác để bán sản phẩm của mình.

Đại lý: là một đại lý được ủy quyền của một công ty bán sản phẩm để bán sản phẩm của công tu đó. Hầu hết các đại lý không hoạt động theo một thỏa thuận độc quyền với công ty của họ, và họ đang được cho phép để bán sản phẩm của các thương hiệu khác trong cửa hàng.

Cửa hàng pop-up: là các cửa hàng tạm thời được dựng lên tại các địa điểm khác nhau, chẳng hạn như không gian trống, trung tâm thương mại, và thậm chí cả các sân bay.

Cửa hàng bán lẻ và 7 ý tưởng tăng doanh thu

Thị trường bán lẻ đang rất sôi động bởi dân số trẻ đông đảo, mức sống trung bình dần tăng lên. Theo đó, với tiềm năng phát triển mạnh cũng là cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần. Nếu bạn là một chủ cửa hàng bán lẻ hoặc chuẩn bị tham gia vào thị trường bán lẻ thì dưới đây là một số ý tưởng để thúc đẩy doanh thu.

1. Xác định địa điểm đặt cửa hàng

Tuy nhiên, nếu bạn đang nghiên cứu tìm địa điểm cho cửa hàng sắp khai trương hoặc phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ thêm các chi nhánh thì cần lưu ý lựa chọn cửa hàng ở khu vực đông dân cư, không cần ở mặt đường, giá cả cho thuê hợp lý, đảm bảo an ninh, thuận tiện cho xe cộ qua lại. Trên thực tế đã cho thấy, nhiều cửa hàng ở mặt đường không đảm bảo hiệu quả kinh doanh do diện tích quá nhỏ, áp lực chi phí cho thuê, không có chỗ để xe… khiến cho khách hàng ngại phải ra vào. Vì vậy, một cửa hàng trong ngõ lớn cũng không phải là quá tệ nếu thuận tiện cho xe qua lại bởi thứ mà bạn cần là lượng dân cư đông đảo xung quanh.

Cửa hàng bán lẻChọn khu vực đông dân cư là lợi thế lớn của cửa hàng bán lẻ

2. Liên tục đổi mới các sản phẩm cho cửa hàng bán lẻ

Đối với người trẻ luôn cảm thấy hứng thú với các dòng sản phẩm mới bắt mắt như các loại đồ ăn, thức uống. Vì vậy, bạn hãy liên tục cập nhật những sản phẩm mới theo xu hướng thị trường. Các dòng sản phẩm nhập ngoại cũng được nhiều người ưa chuộng với các tính năng mới. Hãy nghiên cứu thật kỹ về biên độ lợi nhuận với mỗi sản phẩm khi bắt tay vào kinh doanh một sản phẩm mới nhé. Kèm theo đó, hãy giới thiệu sản phẩm này đến với khách hàng và theo dõi chặt chẽ doanh số để đưa ra phương án tiếp tục nếu hiệu quả hay dừng nhập dòng sản phẩm này nếu nó kém hiệu quả.

3. Nghiên cứu các cửa hàng bán lẻ lân cận

Cạnh tranh là điều khó tránh khỏi bởi trong một khu vực dân cư nhất định có nhiều cửa hàng bán lẻ. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc lập một danh sách các mặt hàng cần thiết, có thể tham khảo tại các cửa hàng bán lẻ trong khu vực để nhận định được dòng sản phẩm phổ thông nhất tại khu vực đó. Từ đó, lập một file excel với các đầu mục sản phẩm rõ ràng sẽ giúp bạn ước lượng chi phí chính xác hơn, từ đó dễ dàng hơn khi bắt đầu mở cửa hàng bán lẻ.

4. Tìm nhà cung cấp uy tín

Một vấn đề với cả người mới khi đầu tư cửa hàng bán lẻ và chủ cửa hàng lâu năm là thay đổi nhà cung cấp. Thực tế, quan hệ kinh doanh luôn cần tính ổn định và bền vững về nhà cung cấp. Tuy nhiên vì nhiều lý do việc chuyển đổi nhà cung cấp với nhiều ưu đãi hơn, mức giá rẻ hơn sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh mạnh hơn các cửa hàng khác. Đây là việc chắn chắn phải làm và cần nghiên cứu lâu dài để tối ưu chi phí.

Cửa hàng bán lẻNhà cung cấp quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm về dài hạn

5. Đầu tư cho marketing

Một cửa hàng bán lẻ mới mở sẽ rất khó để cạnh tranh với một cửa hàng lâu năm. Vấn đề nằm ở việc khách hàng đã quen với một cửa hàng nào đó thỏa mãn tương đối nhu cầu của họ. Do đó, để thúc đẩy doanh thu cho cửa hàng hiện tại hoặc quảng bá hình ảnh cửa hàng đối với cửa hàng mới thì công tác marketing luôn cần được đầu tư.

Đơn giản nhất, bạn nên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá vào các thời điểm thích hợp để tăng doanh số và thu hút khách hàng tiềm năng. Kèm theo đó là kết hợp với các kênh bán hàng khác như facebook, website, công cụ quảng cáo online hợp lý để tăng độ phủ với khách hàng trong khu vực.

>>> XEM THÊM: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CỬA HÀNG TẠP HÓA ONLINE

6. Tri ân khách hàng

Khách hàng là nhân tố quyết đến sự phát triển của cửa hàng bán lẻ, đặc biệt trong ngành cạnh tranh gay gắt. Khách hàng có thể rời bỏ cửa hàng nào đó bất cứ lúc nào nếu cửa hàng đó không làm thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Rất nhiều cửa hàng bán lẻ hiện nay sử dụng các phần mềm bán hàng và hệ thống quản lý bán hàng hiện đại để lưu trữ thông tin của khách hàng. Thông qua thẻ tích điểm, cửa hàng có được sự trung thành của khách hàng với các ưu đãi cho khách hàng thân quen và một data khách hàng.

Bạn nên lưu ý quy tắc 80/20, 80% doanh thu sẽ đến từ 20% tổng số khách hàng của bạn. Do đó, hãy xây dựng chính sách ưu đãi linh hoạt cho những khách hàng thân quen để giữ chân họ nhé.

Cửa hàng bán lẻTự làm chủ cửa hàng bán lẻ - tại sao không?

7. Đánh giá tổng thể kết quả bán lẻ

Làm chủ cửa hàng bán lẻ bạn cần phải có được cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh qua các bản số liệu báo cáo chính xác nhất theo từng tháng, quý, năm. Từ đó, chủ cửa hàng bán lẻ có được cái nhìn tổng quan nhất về công việc của cửa hàng, các vấn đề cần xử lý và khắc phục, lộ trình phát triển trong tương lai, các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm mới sắp triển khai…

Hãy tìm hiểu một phần mềm bán hàng phù hợp và một số thiết bị bán hàng để đẩy nhanh công việc đánh giá và ra quyết định. Hãy đầu tư một khoản tiền cho công tác quản lý, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Trên đây là 7 ý tưởng tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ. Đây chỉ là những ý tưởng mang tính tổng quát, để triển khai thực tế sẽ còn rất nhiều việc cần làm. Bạn cũng nên tham khảo thêm từ các cửa hàng bán lẻ khác và từ chính đối thủ của mình để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và ý tưởng quý giá. Nếu có nhiều tiềm năng hãy phát triển mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ để tiếp tục tăng độ phủ, chiếm lĩnh thị phần và tạo lợi thế cạnh tranh.Chúc các chủ shop kinh doanh thành công!