Giải pháp quản lý bán hàng

Tìm hiểu về đầu in mã vạch

07/02/2020
Hường Nguyễn

Máy in mã vạch là một thiết bị điện tử được sử dụng rất nhiều trong các mô hình kinh doanh, trong đó bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của nó là đầu in mã vạch. Đầu in mã vạch có giá trị chiếm tới 40% tổng giá trị một chiếc máy in mã vạch. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận dễ xảy ra hỏng hóc, có thời hạn hao mòn và giá thành thay thế khá đắt. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và sử dụng đầu in máy in mã vạch một cách hiệu quả là cần thiết đối với người sử dụng máy in tem nhãn mã vạch.

1. Đầu in mã vạch là gì?

Đầu in mã vạch được làm thành từ hàng ngàn phần tử hay còn gọi là DPI (dot per inch), còn có thể hiểu là một điểm in trên một inch bề mặt cần in, những điểm (dot) này phát ra nhiệt đốt nóng mực in mã vạch và thấm vào giấy decal bên dưới. Vì vậy còn có thể gọi là đầu in nhiệt.

Từ cấu tạo của nó, dễ thấy rằng càng in nhiều và công suất lớn thì nguy cơ hỏng hóc bộ phận này càng lớn. Lý do là, phụ kiện này phải làm việc trong điều kiện ngặt nghèo nhất khi luôn chịu mài mòn và làm việc với nhiệt độ cao. Điều này làm cho đầu in máy in mã vạch rất dễ bị hỏng, dù các đầu in này đã được chế tạo với công nghệ cao cấp nhất. Bạn cần thay đầu in mã vạch khi đã sử dụng trong thời gian dài hoặc do sơ sót của người sử dụng khiến đầu in bị mòn hoặc xước dẫn đến chất lượng in kém. Các mã vạch khi được in ra của sẽ không còn quét được, cũng như giải mã bởi bất cứ máy quét mã vạch nào, hay điện thoại di động.

Đầu in mã vạch

>>> XEM THÊM: MÁY IN MÃ VẠCH CHO QUÁN TRÀ SỮA

2. Phân loại đầu in máy in mã vạch

Đầu in được chia ra làm 3 loại dựa theo độ phân giải DPI đó là 203dpi, 300dpi và 600dpi.

Ở các môi trường bình thường như cửa hàng, văn phòng thường sử dụng đầu in 203 và 300dpi, còn với những cơ sở cần tem nhãn in với độ chính xác cao, in tem nhãn nhỏ hay mã vạch 2D, mã vạch in trên chất liệu đặc biệt hay được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt thì đầu in với độ phân giải lên tới 400 – 600 dpi sẽ được sử dụng.

Đầu in bị hư hỏng khi những con tụ, những điểm đốt nhỏ bị chết, không thể dẫn nhiệt, hay những điểm đốt đó bị xước giống như tấm gương bị xước, bị bay mất lớp phủ bên ngoài.

Đầu in mã vạch chỉ được thay thế khi những bộ phận khác trong máy in của bạn còn hoạt động tốt, chỉ thay khi in ra chất lượng bản in không đẹp, mờ chữ, mờ nét, mất nét hoặc in ra không có gì, chỉ có một khoảng trắng mênh mông.

Phân loại đầu in mã vạch

>>> XEM THÊM: MÁY IN MÃ VẠCH GODEX

3. Bảo quản đầu in mã vạch trong quá trình sử dụng

Phần lớn các vấn đề sửa chữa bảo hành máy in mã vạch đều có liên quan đến việc sử dụng và bảo dưỡng đầu in mã vạch không đúng cách. Giống như má phanh của chiếc xe, đây là sản phẩm tiêu hao theo thời gian nên bạn cần phải lắp đặt đúng cách và bảo trì thường xuyên để tối đa thời gian sử dụng cho chiếc máy in của bạn.

Vệ sinh thường xuyên đầu in mã vạch

Hãy làm sạch đầu in thường xuyên theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Một số dòng máy in cao cấp có chế độ nhắc nhở vệ sinh đầu in. Nếu máy in của bạn không có tính năng này thì tốt nhất là bạn nên làm sạch đầu in mã vạch vào mỗi lần bạn thay cuộn giấy hay mực in. Nhớ ĐỪNG BAO GIỜ sử dụng kim loại hay vật cứng gây xước để gỡ vết keo hay cạy chất bẩn tích tụ trên đầu in nhiệt. Hãy dùng các công cụ vệ sinh được nhà sản xuất khuyên dùng (bút/chổi chuyên dụng, vải bông, bông gòn thấm cồn) để tránh làm xước hay gây bẩn bề mặt đầu in. 

Khi lau đầu in bạn hãy luôn sử dụng bông sạch để lau, tránh động tác đưa qua miết lại ở chỗ bông đã lau đã bị bẩn vì sạn bụi có thể làm xước bề mặt đầu in. Hãy guộn cục bông gòn to kha khá để khi lau nếu có chệch tay ra ngoài thì móng tay của bạn không chọc vào gây tổn hại cho đầu in.

Cần vệ sinh đầu in máy in mã vạch thường xuyên

Sử dụng giấy in chất lượng cao

Hãy sử dụng loại giấy in mã vạch được khuyến cáo sử dụng cho chiếc máy in của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn in ra được tem nhãn có chất lượng tốt mà còn giúp đầu in của máy được chạy ở mức thiết lập nhiệt lượng tiêu chuẩn và như vậy đầu in sẽ được bền hơn. Ngoài ra, giấy in kém chất lượng có nhiều bụi giấy và chất cặn có thể làm xước hoặc mài mòn lớp phủ bảo vệ các chấm phát nhiệt trên đầu in. Khi lớp bảo vệ bị tổn thương, các điểm phát nhiệt của đầu in sẽ nhanh chóng bị hỏng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng in ấn.

Tuyệt đối không để các vật cứng (sạn, ghim bấm kim loại...) bám hay dính vô cuộn mực hay giấy in. Những vật cứng này khi chạy qua đầu in sẽ gây xước hoặc làm mẻ chiếc đầu in nhiệt của bạn.

4. Lưu ý khi mua đầu in máy in mã vạch 

Chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên cụ thể hơn khi bạn cần mua đầu in mã vạch:

- Mua đầu in mã vạch chính hãng để đảm bảo độ bền cao nhất (thường đầu in mã vạch chính hãng có giá cao hơn). Vì bao giờ hàng chính hãng cũng phù hợp với tối ưu nhất với máy in mã vạch.

- Nên mua dự phòng 1-2 chiếc đầu in nếu bạn sử dụng trong sản xuất với nhu cầu in tem lớn.

- Mua đầu in mã vạch đúng theo model và độ phân giải. Bạn cần lưu ý quan trọng là 1 dòng máy in mã vạch có thể có đến 3-4 độ phân giải khác nhau và khi độ phân giải khác nhau cần đầu in mã vạch đúng với độ phân giải của máy.

- Nên lựa chọn những cơ sở cung cấp đầu in chính hãng chính hãng hỗ trợ lắp đặt và bảo hành để được đảm bảo quyền lợi tốt nhất. Không nên quá chú ý về giá thành bởi luôn tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc đầu in trong quá trình sử dụng và có thể sẽ gây thiệt hại cho công việc của bạn hơn nhiều lần giá trị đầu in.

Đầu in máy in mã vạch BIXOLON

Mong rằng một chút thông tin, kiến thức trên sẽ hỗ trợ cho bạn đọc trong quá trình sử dụng máy in mã vạch. Khi có nhu cầu thay thế, sửa chữa đầu in mã vạch, hãy liên hệ với Thiết Bị Bán Hàng để được hỗ trợ. Chúng tôi có dịch vụ sửa chữa máy in mã vạch tốt nhất tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết:

>>> XEM THÊM: DỊCH VỤ SỬA MÁY IN MÃ VẠCH UY TÍN

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY IN MÃ VẠCH

PHẦN MỀM THIẾT KẾ TEM NHÃN SẢN PHẨM MIỄN PHÍ

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT DRIVER MÁY IN MÃ VẠCH

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận