Giải pháp quản lý bán hàng

Thành phần mực in và mực in offset

06/02/2020
Hường Nguyễn

Thành phần mực in hay mực in offset về cơ bản gồm pigment (chất phân tán) đóng vai trò tạo màu cho mực in và các chất dầu liên kết (môi trường phân tán) giữ cho mực in có những đặc tính in cần thiết. Ngoài ra trong mực in còn có những chất phụ gia điều chỉnh những tính chất khác cho mực in như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô, độ pH...

MỤC LỤC: NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Thành phần mực in

2. Thành phần mực in offset

1. Thành phần mực in

Thành phần chính cho sản xuất mực in bao gồm bột màu, chất kết dính, dung môi và các chất phụ gia.

Bột màu

Bột màu: là những hợp chất có khả năng tạo màu cho các vật khác, bao gồm bột màu (pigment) và thuốc nhuộm (dye). Bột màu dùng để tạo màu sắc, độ bóng, giúp mực in kháng ánh sáng, nhiệt độ và các loại dung môi.

Bột màu gồm hai loại hữu cơ và vô cơ. Bột màu vô cơ được làm từ các khoáng tự nhiên, trong khi loại hữu cơ được làm từ các hợp chất hóa học nhân tạo. Trong quá trình sản xuất mực in, các khối bột màu được nghiền siêu nhỏ nhằm phá vỡ liên kết của khối bột để cho lực màu tốt nhất cũng như gia tăng tính trong suốt của mực.

>>> XEM THÊM: MỰC IN MÃ VẠCH

Các loại bột màu dùng cho mực in

– Pigment: là những chất màu (trắng, đen, các màu khác…) có kích thước rất nhỏ không tan trong nước và trong những dung môi thông thường. Pigment được sử dụng làm chất tạo màu chính cho mực in. Pigment gồm 2 loại chính hữu cơ và vô cơ. Pigment hữu cơ thường dùng điều chế các mực in phun màu. Pigment vô cơ (bột nhôm, đồng, oxyt kẽm…) thường dùng điều chế các mực in cho công nghệ ép nhũ nóng. Ngoài ra muội than thường dùng để tạo các mực màu đen.

– Bột màu: tan trong môi trường nước.

– Lắc màu: không tan trong nước và được điều chế từ các chất bột màu qua các phản ứng hóa học.

>>> XEM THÊM: MỰC IN MÃ VẠCH LÀ GÌ? 

Nhựa

Nhựa có tác dụng liên kết các thành phần trong mực, giúp mực được bám chắc vào bề mặt in. Nhựa thường được chế biến từ nhựa thông hay nhựa tổng hợp, nhựa ankit. Chúng đều có chung tính chất là dễ hoà tan trong dầu lanh và dầu khoáng, thuận lợi cho việc in ấn và tính chất hoá học của nhựa sau khi phản ứng với dầu lanh sẽ tao thành màng mực khô. Ngày nay, thợ in chủ yếu sử dụng nhựa ankit để chế biến thành thành phần nhựa tinh chế trong mực in. Kết hợp nhựa ankit với dầu lanh sẽ sản xuất thành loại mực offset bóng, khô nhanh, làm tăng độ bền màng mực in, thời gian khô nhanh.

Dầu liên kết

Là các dung dịch được tạo thành từ nhựa hòa tan trong dầu hoặc các dung môi hữu cơ. Chất dầu liên kết là pha lỏng của mực in. Nó đảm bảo cho mực có các tính chất in (chảy, kết dính); Khả năng tạo lớp màng mực mỏng lên khuôn in và khả năng bám chắc mực in trên bề mặt vật liệu.

Việc tạo ra các loại mực in khác nhau phục thuộc vào các phương pháp in khác nhau. Mực in khác nhau phụ thuộc vào thành phần của dầu liên kết chưa không phụ thuộc vào thành phần pigment.

Dầu liên kết là thành phần đảm bảo chất lượng cho mực in

Một số loại dầu liên kết

– Hỗn hợp este hóa của glyxerin và các axit béo khác nhau (chủ yếu là không no). Nhựa alkyd (sản phẩm polyester hóa từ các dầu thực vật và có độ nhớt cao). Loại này thường sử dụng trong thành phần của mực in Offset.

– Một hoặc vài loại nhựa (bitum, nhựa thông…) hòa tan trong hỗn hợp dung môi không bay hơi (các sản phẩm từ dầu mỏ). Loại này thường sử dụng trong thành phần của mực in trên các vật liệu thấm hút (giấy và carton).

– Dung dịch từ một hoặc vài nhựa (lắc bitum, nhựa phenolformade-hyt,…) hòa tan trong dung môi hữu cơ bay hơi (toluen, benzen, rượu…). Loại này thường sử dụng trong thành phần của mực in Ống đồng và Flexo.

– Dầu lanh: đây là loại dầu khô thực vật chứa 4,5-6% axit béo không no (axit panmatich và axit stêaric). Trong quá trình in ấn, các axit béo không no này sẽ kết hợp với oxy không khí => tạo ra phản ứng oxy hoá khiến cho màng mực khô.

– Dầu khoáng: Chất này thuờng sử dụng trong mực in offset giấy cuộn với mục đích là in sách.

Chất phụ gia

Phụ gia thường được sử dụng để cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in.

>>> XEM THÊM: MỰC IN MÃ VẠCH WAX 

2. Thành phần mực in offset

Thành phần cơ bản của mực in offset gồm có: Pigment màu, chất tạo màng (chất liên kết) và chất phụ gia.

Mực in offset

Pigment 

Lắc Pigment màu hiện dùng phổ biến để sản xuất mực in offset vì nó rất bền với kiềm, axit và một số không tan trong dung môi hữu cơ.

Pigment độn được sử dụng để tăng độ sáng của tông màu, điều chỉnh độ nhớt, hạn chế sự bặn bụi trong quá trình in và góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.

Chất liên kết - Chất tạo màng

Tương tự như đã đề cập ở phần trên, chất liên kết đối với mực in offset cũng có thành phần từ dầu và nhựa. Đối với mực in offset tờ rời thành phần dầu trong chất liên kết chủ yếu là dầu lanh. Thành phần chất liên kết có ttrong mực in offset tờ rời chiếm khoảng 55 đến 75%.

+ Dầu lanh: Thuộc loại dầu khô thực vật. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của dầu lanh trong mực offset tờ rời phụ thuộc vào vị trí nối đôi và số nguyên tử cacbon trong phân tử axit linolenic, axit linolic và axitolêic. Những axit béo không no này sau khi in dễ dàng kết hợp với oxy không khí theo phản ứng trùng hợp oxy hóa, tạo cho màng mực khô.

+ Nhựa: Các loại nhựa thiên nhiên đã được biến tính như nhựa thông; nhựa tổng hợp,... Nhựa ankit đều đươc sử dụng làm mực in, chúng có khả năng hòa tan trong dầu lanh và dầu khoáng. Nhựa ankit được biến tính với dầu lanh tạo thành những ette tan trong dầu, khi hấp thụ oxy hình thành phản ứng taọ lưới, màng mực khô.

+ Dầu khoáng (dầu mực in)

Dầu khoáng dùng trong mực in offset giấy cuộn là những hydro carbon dạng mạch thẳng (parafin và olefine) in và dạng mạch vòng (napthen hay aromatic). Dầu khoáng được sử dụng với mực in offset với mục đích chủ yếu là in sách.

>>> XEM THÊM: MỰC IN MÃ VẠCH RESIN 

Chất phụ gia

Những chất phụ gia đưa thêm vào mực in thường gồm có:

Chất làm khô: Mục đích để xúc tiến sự khô oxy hóa.

Dầu pha mực: Điều chỉnh độ nhớt, độ dính, trạng thái lưu biến của mực in

Chất chống dính: Tạo sự se mặt màng mực in nhanh và chống dính bẩn mặt sau của tờ in.

Chất tăng độ bóng: Dùng véc ni bóng, tăng độ bóng của màng mực in.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thành phần mực in và thành phần mực in offset dành cho các bạn tham khảo. Hy vọng với một số kiến thức tổng hợp sẽ giúp các bạn lựa chọn được mực in và máy in tốt nhất cho mình.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

MỰC IN MÃ VẠCH WAX RESIN