Giải pháp quản lý bán hàng

Giải đáp thắc mắc về thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch

13/05/2020
Sáng Lê

Máy quét mã vạch gần đây đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng trên thị trường. Nắm bắt được trào lưu đó, các doanh nghiệp, công ty đang gấp rút chuẩn bị các thủ tục hải quan để nhập khẩu thiết bị về phân phối, đón đầu xu hướng thị trường. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, không phải ai cũng hiểu và nắm rõ các quy tắc, thủ tục, giấy phép, chứng từ… để thông quan trót lọt. Hiểu rõ những vướng mắc các bạn gặp phải, vậy ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu nhất về toàn bộ thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch tại Việt Nam hiện nay.

MỤC LỤC: NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Nhập khẩu máy quét mã vạch có bị cấm không?

2. Thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch

1. Nhập khẩu máy quét mã vạch có bị cấm không?

Trước khi làm thủ tục hải quan dù ở bất cứ ngành nào, bước đầu chắc chắn phải xác định xem mặt hàng cần nhập có bị cấm hay không.

Căn cứ Phụ lục I Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu và Phụ lục III Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép điều kiện ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Trong đó, các thiết bị như máy quét, đầu đọc mã vạch sản phẩm mới 100% không thuộc diện cấm nhập khẩu nên các công ty, doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng hóa về phân phối bình thường.

2. Thủ tục nhập khẩu máy đọc mã vạch

Sau khi đã biết mặt hàng có thể nhập khẩu bình thường, bước tiếp theo chúng ta cần làm thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị.

a. Xác định giấy phép nhập khẩu

Theo Nghị định số 53/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ, thiết bị máy đọc mã vạch nằm trong PHỤ LỤC II-DANH MỤC SẢN PHẨM MẬT MÃ DÂN SỰ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP:

- 8471.90.40- - Máy đọc ký tự quang học khác: Sản phẩm có chức năng mã hóa dữ liệu.

- 8471.90.90- - Loại khác: Sản phẩm có chức năng mã hóa dữ liệu thuộc Danh mục.

Vì thế, các công ty phải xin Giấy phép từ hải quan thì mới có thể nhập khẩu sản phẩm đầu đọc mã vạch về được.

Đặc biệt:  Với một số dòng máy quét mã vạch có sử dụng công nghệ RFID mới nhất hiện nay thì các doanh nghiệp cần lưu ý về hạn mức băng tần và công suất của sản phẩm phải tuân thủ theo Thông tư chính phủ:

- Theo Phụ lục A Thông tư 18/2018/TT-BTTTT ngày 20/12/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo thì, thiết bị nhận dạng vô tuyến điện RFID chỉ trong băng tần 918 ÷ 923 MHz và công suất nhỏ hơn 500mW mới được cấp phép.

- Ngoài ra Điều 1 Thông tư 46/2016/TT-BTTTT cũng ghi rõ: “Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam.” nên nếu công ty muốn nhập khẩu và sữ dụng mặt hàng này trong nội bộ doanh nghiệp thì phải thực hiện đúng yêu cầu về băng tần và điều kiện kỹ thuật.

>>>XEM THÊM: PHÂN LOẠI CÁC DÒNG ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH THEO CÔNG NGHỆ QUÉT

b. Các bước khai báo thông tin nhập khẩu đầu đọc mã vạch

Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu (IDA)

- Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai - IDC.

Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)

- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất ra, tính toán. Nếu khẳng định các thông tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai.

- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thông tin khai báo không chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.

Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai

Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.

Bước 4: Phân luồng, kiểm tra thông quan. Khi đã đăng ký xong xuôi, bước này hệ thống sẽ tự động phân luồng và báo cáo lại để người khai có thể sửa đổi, bổ sung tờ khai trước khi được chính thức thông quan.

Trên là toàn bộ quy tắc, thủ tục cũng như các bước khai báo bạn cần nắm rõ trước khi quyết định nhập khẩu máy quét mã vạch về phân phối. Hiện nay các sản phẩm máy quét mã vạch của Việt Nam phần lớn đều có nguồn gốc từ Trung Quốc nên để tránh phức tạp, lằng nhằng khi khai báo thủ tục (nhất là với những người chưa có kinh nghiệm), các bạn có thể tìm đến những công ty chuyên làm dịch vụ nhập hàng Trung Quốc để được hỗ trợ thông quan dễ dàng cũng như đảm bảo an toàn vận chuyển hàng hóa tận nơi về doanh nghiệp.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

CÁCH SỬ DỤNG ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH ĐỂ PHÂN BIỆT HÀNG THẬT, GIẢ

DỊCH VỤ CHO THUÊ ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH VÀ CÁC THIẾT BỊ MÃ VẠCH KHÁC

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận