Giải pháp quản lý bán hàng

Nhập khẩu màn hình cảm ứng bán hàng

26/03/2020
Hường Nguyễn

Tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu không bao giờ là việc đơn giản đối với người mới, người chưa có kinh nghiệm. Nếu đây là lần đầu tiên bạn tìm hiểu về nhập khẩu màn hình cảm ứng bán hàng, chắc chắn bạn cảm thấy như đang lạc vào mê trận với rất nhiều thông tư, nghị định chồng chéo lên nhau. Hiểu rõ điều đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu màn hình cảm ứng bán hàng cũng như hướng dẫn các bạn tìm hiểu về mã HS của màn hình cảm ứng một cách đơn giản, vắn tắt nhất có thể.

1. Thủ tục nhập khẩu màn hình cảm ứng bán hàng

a. Chính sách hàng hóa

Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hạng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 và Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Mặt hàng màn hình cảm ứng bán hàng không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục I, Nghị định 69/2018/NĐ-CP nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác.

b. Kiểm tra chuyên ngành

Là việc cơ quan chức năng lấy mẫu hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của chuyên ngành hay không.

=> Vậy căn cứ vào danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng ban hành kèm theo Quyết định 1325A/QĐ-BCT về việc ban hành danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của bộ công thương (tại file đính kèm sau) thì mặt hàng màn hình danh mục thuộc danh mục phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, cụ thể là kiểm tra hiệu suất năng lượng. Nên cần có giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.

Về giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: anh cần phải chuẩn bị tương ứng về chứng từ, thời gian, chi phí… cho phù hợp, tránh bị động, tính thiếu thời gian, chi phí.

Nếu kết quả kiểm tra là đạt, thì lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận. Còn nếu không đạt, thì sẽ bị từ chối cấp chứng nhận và hàng sẽ không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu.

c. Thủ tục nhập khẩu

Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Khi tiến hành Khai và đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, bên cạnh tờ khai hải quan điện tử đã mở, doanh nhiệp sẽ đính kèm các chứng từ sau đây tùy vào trường hợp nhập khẩu hàng hóa cụ thể:

- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

-  Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp.

- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.

- Chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên.

- Tờ khai trị giá mà doanh nghiệp đã gửi đến Hệ thống VNACCS dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.

- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Danh mục máy móc, thiết bị và Phiếu theo dõi trừ lùi khi khai báo mã số đối với trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, 85 và 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp

- Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng: 01 bản chụp

2. Mã HS màn hình cảm ứng bán hàng

Mã HS Code – tên tiếng Anh là Harmonized System Codes (Hệ thống hài hòa) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Mã số này nằm trong “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).Tất cả bộ mã và hệ thống này đều do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) phát hành.

Mã số HS hàng hóa xuất nhập khẩu xuất hiện rất nhiều trong các chứng từ: tờ khai hải quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ CO, hóa đơn thương mại… HS Code là mã mà bắt buộc các bạn học xuất nhập khẩu phải biết. Bởi vì HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó.

Cấu trúc của mã HS code có 8 số:

- Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 hoặc 22 phần, mỗi phần đều có chú giải riêng.
-- Chương: Gồm có 97 chương. Trong đó chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa.
--- Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung.
---- Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự.
----- Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.

Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia.

Chiếu theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020 thì mã HS của màn hình cảm ứng bán hàng là 84716040, trong đó cấu trúc gồm:

- Phần XVI: Máy và các trang thiết bị cơ khí; thiết bị điện; các bộ phận của chúng; thiết bị ghi và tái tạo âm thanh, thiết bị ghi và tái tạo hình ảnh, âm thanh truyền hình và các bộ phận và phụ tùng của các thiết bị trên.

--Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng.

--- Nhóm 71: Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác.

---- Phân nhóm 60: Bộ nhập hoặc bộ xuất, có hoặc không chứa bộ lưu trữ trong cùng một vỏ.

----- Phân nhóm phụ 40: Thiết bị nhập theo tọa độ X-Y, kể cả chuột, bút quang, cần điều khiển, bi xoay, và màn hình cảm ứng.

Thuế suất mặt hàng phải chịu gồm có:

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10% - căn cứ pháp lý 83/2014/TT-BTC.

- Thuế nhập khẩu thông thường: 5% - căn cứ pháp lý 45/2017/QĐ-TTg.

Hiện nay, đa phần các màn hình cảm ứng đều được lắp ráp tại Trung Quốc. Trung Quốc từ lâu đã là một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu, theo đó, rất nhiều nhà máy và công xưởng được di chuyển đến Trung Quốc để tận dụng công nghệ cao và nguồn nhân công giá rẻ. Do đó, các thủ tục nhập khẩu màn hình cảm ứng bán hàng sẽ liên quan đến các nghiệp vụ nhập hàng Trung Quốc và bạn cần phải tìm hiểu thêm các nghiệp vụ này ngoài những thông tin được cung cấp ở trên để quá trình nhập khẩu được thuận lợi.

Đó là toàn bộ những điều cần phải biết trước khi làm thủ tục nhập khẩu màn hình cảm ứng bán hàng. Mong là bài viết này có thể cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn.

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận