Phần mềm và thiết bị bán hàng, mã số mã vạch, rfid

Quy trình công nghệ sản xuất màn hình cảm ứng

28/03/2020
Hường Nguyễn

Hiện nay những màn hình cảm ứng đa điểm đã trở thành sản phẩm quá đỗi quen thuộc với mỗi người chúng ta. Có thể bắt gặp những màn hình cảm ứng trên máy tính bảng, smartphone, máy pos bán hàng,... ở xung quanh cuộc sống. Vậy quy trình công nghệ sản xuất màn hình cảm ứng là như nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

I. Cấu tạo của màn hình cảm ứng

Cấu tạo màn hình cảm ứng sẽ gồm nhiều lớp, nhưng lớp dưới cùng sẽ buộc là tấm nền hỗ trợ hiển thị. Tấm nền sẽ được phủ một hợp chất làm từ hỗn hợp dẻo, và có cấu tạo tùy vào màn hình mềm hoặc cứng khác nhau.

Phía trên tấm nền hiển thị là yếu tố để tạo độ sáng, tấm nền IPS hoặc TFT được đặt tiếp theo, sau đó đến lớp cảm ứng và mặt trên cùng có thể là cường lực hoặc nhựa để bảo vệ màn hình. Lớp bảo vệ ở mặt trên cùng phổ biến nhất hiện nay đa phần đều là Gorilla Glass (Corning sản xuất) và Dragontrail (từ Asashi Glass) , một loại kính mỏng, cấu tạo bởi hợp kim kiềm và aluminosilicate với độ bền cao hơn nhiều lần so với kính thông thường, có thể bảo vệ màn hình khỏi các chấn động thiết bị sẽ tiếp xúc trong quá trình sử dụng.

Không chỉ áp dụng trên điện thoại, kính cường lực còn sử dụng trên laptop, máy tính bảng hoặc thậm chí cả tivi. So với các loại kính thông thường, cường lực mỏng hơn nhưng vẫn cho độ bền cực cao, khả năng hiển thị tuyệt vời và chất lượng cảm ứng cũng tốt hơn.

Cấu tạo sản xuất màn hình cảm ứng

II. Công nghệ sản xuất màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể đáp ứng lại sự điều khiển của người dùng thông qua các thao tác tiếp xúc của ngón tay hay những chiếc bút cảm ứng.

Hiện nay màn hình cảm ứng đa điểm tương ứng giao diện người dùng được xem như một công cụ chính giúp con người có thể tương tác với các thiết bị kỹ thuật số. Theo dự đoán của các chuyên gia, đây chính là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của các thiết bị điện tử trong tương lai, thay thế hoàn toàn sự hiện diện của chuột, bàn phím. Các thiết bị ngày càng tinh vi và hiện đại hơn, đòi hỏi cách thức tương tác với người dùng qua màn hình cảm ứng ngày càng tinh tế và chính xác hơn.

Vào năm 1965-1967, E.A.Johnson được cho là người đầu tiên phát triển công nghệ màn hình cảm ứng. Ông đã áp dụng màn hình cảm ứng lên một chiếc máy tính bảng và xin cấp bằng sáng chế cho sản phẩm năm 1969, sản phẩm của E.A.Johnson lúc này mới chỉ có khả năn nhận diện cảm ứng đơn điểm.

Cảm ứng điện dung là công nghệ cảm ứng dựa trên những thay đổi của điện tích trên màn hình khi tay người hoặc các vật chạm nhẹ vào. Công nghệ này ra đời như một sự kế tục của các công nghệ cảm ứng khác trước đó như cảm ứng hồng ngoại, cảm ứng sóng âm bề mặt và cảm ứng điện trở.

Công ty sản xuất màn hình cảm ứng

III. Quy trình sản xuất màn hình cảm ứng

- Công tác đầu tiên cho quy trình sản xuất màn hình cảm ứng là thiết kế R/D. Công tác thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng, các bản thiết kế vẽ bằng máy tính (PC) dựa trên các phần mềm CAD/CAM.

- Tiếp theo là xử lý phim (màng mỏng ITO).

  • Cắt màng ITO, màng ITO được cắt thành miếng có kích thước sao cho phù hợp với bản thiết kế, rồi cán mỏng màng với màng bảo vệ PE và màng PET, đảm bảo cho màng ITO ổn định trước khi xử lý tiếp.
  • Kiểm tra bề mặt trở kháng bề mặt, đảm bảo vật liệu ở trong điều kiện ổn định. Cắt đánh dấu vị trí bằng cách khoan các lỗ chỉ dẫn, che phủ bề mặt bằng việc in mặt nạ che phủ để bảo vệ mô hình chức năng.
  • Khắc bỏ những chỗ không sử dụng bằng axit hydrochloric với axit phụ trợ Nitric. In che phủ để bảo vệ màng ITO khỏi bị xước, nhiễm bẩn.
  • In che phủ để bảo vệ màng ITO khỏi bị xước, nhiễm bẩn. Tạo khuôn mẫu bằng bạc, tạo mô hình dẫn điện được yêu cầu trên mang ITO. Cách điện ngăn khuôn mẫu bằng bạc khỏi chập mạch.
  • Đục lỗ, cắt màng ITO theo kích cỡ sản phẩm yêu cầu. Dính dán in chất dính lên màng ITO để lắp ráp.

- Xử lý mặt kính

  • Kiểm tra điện trở bề mặt kính ITO đảm bảo rằng vật liệu có ở điều kiện ổn định nhất. Làm sạch bề mặt kính ITO máy rửa. Che phủ bằng việc in mặt che phủ để bảo vệ mô hình chức năng.
  • Khắc dấu những chỗ không sử dụng bằng axit hydrochloric với axit phụ trợ Nitric, loại bỏ lớp phủ bằng soda.
  • Dập điểm cách điện trên bề mặt giữ không bị đoản mạch giữa kính ITO. Tạo lớp che phủ bảo vệ mặt trước và sau của kính ITO khỏi bị xước và nhiễm bẩn.
  • Tạo khuôn mẫu bằng bạc để tạo thành dẫn diện theo yêu cầu của bề mặt ITO. Phải cách điện để phòng ngừa khuôn mẫu bạc bị chập mạch. In chất dính lên kính ITO để lắp ráp.

Quy trình sản xuất màn hình cảm ứng

- Lắp ráp màng mỏng ITO với kính ITO bằng máy lắp ráp

- Scribing: Ghép kính theo kích thước sản phẩm bằng máy ghép kính tự động.

- Dập: Quy trình này là tùy chọn, sản phẩm F/F/PC sẽ được dập theo kích cỡ sản phẩm

- Auto Clave: Chế tách tự động, Quy trình này là tùy chọn, sản phẩm F/F/PC sẽ được đuổi bọt khí trong sản phẩm bằng máy chế tách tự động.

- Kiểm tra bằng mắt: kiểm tra phát hiện và loại bỏ những sản phẩm lỗi kém chất lượng bằng mắt.

- Ghép nối FPC bonding bằng máy xung nhiệt để liên kết mạch in dẻo vào màn hình.

- Kiểm tra xung điện, thử chức năng trở kháng, độ cách ly và tuyến tính của 100% sản phẩm bằng xung điện

- I-con/protec film: biểu tượng màn hình/màn bảo vệ, thiết kế biểu tượng cho khách hàng trên màn hình và màng bảo vệ để ngăn xước và nhiễm bệnh bằng dàn máy ép kim loại/băng truyền tự động.

- Kiểm tra sản phẩm: 100% sản phẩm phải được kiểm tra bằng mắt thường hoặc kính hiển vi. Sản phẩm được kiểm tra bởi phòng quản lý chất lượng.

- Dóng gói/Xuất hàng: Đóng gói hàng hóa thành phẩm bằng máy đóng gói chuyên dụng. Thành phẩm sẽ được bảo quản trong kho trước khi xuất bán.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÀN HÌNH CẢM ỨNG BÁN HÀNG

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận