Giải pháp quản lý bán hàng

Mở cửa hàng thời trang, quần áo | Kinh nghiệm từ A-Z

26/02/2020
Hường Nguyễn

Ngành hàng thời trang luôn có nhu cầu rất lớn ở tất cả các tầng lớp dân cư và tất cả các thời điểm trong năm. Dễ thấy, các cửa hàng thời trang đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều kênh bán hàng online như facebook, zalo, thương mại điện tử, website… và các cửa hàng truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng phát triển còn là những thách thức về cạnh tranh, đặc biệt là đối với những chủ shop bắt đầu mở cửa hàng thời trang. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bắt đầu kinh doanh thuận lợi với mặt hàng thời trang.

1. Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu?

“Muốn mở shop quần áo thì lấy hàng ở đâu?” chắc hẳn là câu hỏi đầu tiên của các bạn khi bắt đầu kinh doanh mặt hàng quần áo thời trang. Với tiền vốn có hạn, cửa hàng không lớn, thậm chí không có cửa hàng và chỉ hoàn toàn bán online thì để có thể “sống sót” qua giai đoạn mới bắt đầu, bạn cần tìm được nguồn hàng tốt với chi phí tốt nhất. Về cơ bản, bạn nên chia quần áo ra làm 3 loại để từ đó xác định được sản phẩm tốt nhất cho thị trường, đó là: quần áo nam, quần áo nữ, quần áo trẻ em.

Muốn mở shop quần áo nam lấy hàng ở đâu?

Đặc điểm chung về nam giới là không quá cầu kỳ như phái nữ, không mua quá nhiều quần áo trong một lần và thường không mua quá nhiều lần trong năm. Do đó, để đánh vào phân khúc sản phẩm dành cho nam giới bạn nên nghiên cứu về các sản phẩm trung cấp hoặc bình dân. Hiện nay, đối với mặt hàng quần áo, Quảng Châu - Trung Quốc là nhà cung cấp được tiểu thương tại Việt Nam rất ưa chuộng bởi giá thành rẻ, nhiều mẫu mã đẹp.

Một số trang thương mại điện tử của Trung Quốc nổi tiếng với các mặt hàng giá rẻ đó là Taobao.com, Alibaba.com, 1688.com… Khi kinh doanh quần áo, bạn nên biết một chút tiếng Trung Quốc để sử dụng các trang thương mại điện tử của họ và kiếm thêm thông tin về sản phẩm, giá thành, nguồn hàng.

Mở cửa hàng thời trangMở shop quần áo nam cần những gì?

Mở shop quần áo nữ lấy hàng ở đâu?

Đối với nữ giới sẽ phức tạp hơn bởi phân khúc mặt hàng thời trang rất đa dạng từ cao cấp đến bình dân, hàng thiết kế… Nếu bạn không có kiến thức tương đối về ngành hàng này thì rất dễ dẫn đến thua lỗ vì thời trang nữ chạy theo mốt liên tục, hàng lỗi mốt thì gần như không thể bán được. Ngoài những trang thương mại điện tử như đã đề cập, thì bạn nên tìm hiểu thêm trang Tmall.com. Đây là trang chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp mới mức giá ưu đãi nổi tiếng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, nếu bạn có vốn lớn thì có thể tiếp xúc với một số nhà thiết kế để lên kế hoạch thiết kế sản phẩm hàng năm để tạo nên sự độc đáo và khác biệt.

Mở shop quần áo trẻ em lấy hàng ở đâu?

Hiện nay mức sống đã được nâng cao nên nhiều bậc phụ huynh muốn tìm mua các sản phẩm thời trang cho con cái. Tuy vậy, trẻ con lớn nhanh như thổi, nên không phải ai cũng sẵn sàng đầu tư những sản phẩm quá cao cấp cho trẻ em. Nhiều người thường mang cho quần áo khi không có nhu cầu sử dụng vì còn mới và đỡ lãng phí. Theo đó, để nhập quần áo trẻ em thì ngoài các kênh thương mại điện tử của Trung Quốc, bạn nên tham khảo ở các chợ đầu mối quần áo như: Lành (Bắc Ninh), chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh), chợ Đồng Xuân, Chợ An Đông (TP. HCM)… để nhập số lượng lớn với mức giá sỉ tốt nhất.

Mở cửa hàng thời trangKinh nghiệm mở shop quần áo nam

Bên cạnh đó, dù là bất kỳ quần áo nam, nữ hay trẻ em thì một mẹo nhỏ là bạn cần xem các shop quần áo lấy hàng ở đâu để từ đó tham khảo và lựa chọn kênh phù hợp nhất. Dĩ nhiên các shop khác đã sống được thì họ cũng đã phải nghiên cứu rất nhiều để lựa chọn nguồn hàng hợp lý, do đó bạn sẽ học được nhiều thứ từ họ.

Hình ảnh: mở shop quần áo nên lấy hàng ở đâu, mở cửa hàng quần áo lấy hàng ở đâu.

2. Dự toán chi phí mở shop quần áo

Chi phí thuê địa điểm kinh doanh

Đối với các bạn xác định sẽ kinh doanh quần áo online thì có thể chưa cần quan tâm đến khoản mục này. Tuy nhiên địa điểm kinh doanh sẽ tạo uy tín rất nhiều cho bạn trong việc bán trực tiếp lẫn bán hàng online. Tùy theo khu vực mà giá thuê mặt bằng khác nhau, tuy nhiên giá chung của một mặt hàng tại Hà Nội từ 20 – 30m2 vào khoảng 5-10 triệu đồng/tháng; các tuyến đường nhỏ hoặc ở các tỉnh có thể thấp hơn; các khu vực trung tâm có thể lên đến 20-30 triệu.

Mặt khác, khi dự toán chi phí mở shop quần áo thì bạn sẽ phải đóng trước từ 3-6 tháng tùy vào thỏa thuận với chủ nhà và kèm theo tiền cọc 1 tháng. Vì thế, tùy vào địa điểm bạn chọn mà bạn sẽ phải dành ra 20 – 100 triệu đồng cho việc thuê cửa hàng từ đầu. Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và nếu cảm thấy chi phí quá lớn thì hãy tập trung vào bán hàng online để giảm khoản chi phí này.

Chi phí tài sản cố định

Đây cũng là khoản chi phí ban đầu khá lớn và có nhiều khoản mục cần phải hoàn thành. Đầu tiên bạn cần sơn sửa, trang trí lại cửa hàng cho phù hợp với một cửa hàng thời trang.

- Trần nếu làm thạch cao giá khoảng 160.000-200.000đ/m2, giấy dán tường giá 40.000-50.000đ/m2 còn nếu dùng sơn thì giá rẻ hơn khoảng một nửa.

- Một số thiết bị cần đầu tư: hệ thống giá kệ, móc treo, rèm cửa, hệ thống đèn, quầy thu ngân, quầy thử đồ, gương soi, biển bảng hiệu…

Tùy vào chất lượng sản phẩm bạn mua và kiểu cách cửa hàng mà giá cả có thể dao động. Tuy nhiên có thể ước tính chi phí có thể lên đến 50-70 triệu đồng với một cửa hàng từ 20 – 30m2.

Mở cửa hàng thời trangChi phí mở shop quần áo nhỏ...???

Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là khoản mục chi phí bạn cần quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là lần nhập hàng đầu tiên. Trong lần nhập hàng đầu tiên, bạn nên nhập khoảng 200-300 sản phẩm và lưu ý đến tính thời vụ như nhập áo phông, quần đùi, váy, sơ mi… với giá từ 50.000đ -150.000đ. Ước tính tổng giá vốn vào khoảng 40-50 triệu đồng. Trong mùa đông, với các sản phẩm như áo phao, áo len, khăn len… thì chi phí đầu tư sẽ cao hơn từ 1,5 lần đến 2 lần so với đồ mùa hè.

Chi phí thuê nhân viên

Mức lương  trung bình của nhân viên full-time vào khoảng 6-7 triệu và part-time có thể là 2-3 triệu tùy thời gian làm việc. Nếu bạn chưa có nhiều khách thì cũng chưa cần quan tâm đến khoản này. Tùy vào quy mô và lượng khách mà bạn tuyển số lượng nhân viên phù hợp và dự toán chi phí hợp lý nhân công hợp lý.

Chi phí Marketing, quảng cáo

Giữa thời đại 4.0 bạn cũng nên hiểu là cửa hàng thôi chưa đủ, cần phải đưa gian hàng của mình online càng sớm càng tốt để tiếp cận với nhiều người nhất có thể. Các loại hình quảng cáo truyền thống như từ rơi, poster hay bao bì sản phẩm đã cho thấy những hạn chế về tiếp cận; các loại hình quảng cáo online như facebook, google cần kiến thức để vận hành hiệu quả. Chi phí marketing không giống như các loại chi phí khác, nếu không đồng bộ và bài bản thì bạn sẽ “mất trắng” số tiền đầu tư mà không đạt được bất cứ một kết quả nào. Thông thường, các chủ shop nói chung sẽ bỏ ra 10-20 triệu đồng/tháng cho kế hoạch marketing của mình.

Bạn có thể sử dụng trang cá nhân để quảng bá đến người quen và nhận sự ủng hộ từ phía họ. Dĩ nhiên sản phẩm của bạn phải chất lượng và giá tốt nếu bạn không muốn mất hết bạn bè và người quen.

Chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí trong bảng dự toán chi phí mở shop quần áo trên, khi mở shop kinh doanh quần áo, bạn phải tính thêm các khoản chi phí khác như: dự phòng hoạt động, lắp camera an ninh, cửa từ, máy tính tiền, phần mềm quản lý bán hàng, chi phí điện nước, chi phí đăng ký kinh doanh… khoảng 20-30 triệu đồng để đảm bảo quá trình kinh doanh ổn định.

Chốt lại, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến mở shop quần áo với 100 triệu hay mở shop quần áo với 30 triệu, theo ý kiến cá nhân mình thì vẫn có thể với việc bạn chỉ bán hàng cá nhân, thuần trên kênh online, không phải thuê cửa hàng hoặc bạn có sẵn cửa hàng và chỉ việc đầu tư vào các khoản mục khác.

3. Bảng kế hoạch mở shop thời trang

Bảng kế hoạch mở shop thời trang nhỏ chủ yếu dựa vào dự toán ngân sách để chia ra các đầu mục công việc thực hiện. Phần tốn nhiều thời gian nhất là sửa sang cửa hàng còn việc đầu tư thiết bị thì không tốn mấy thời gian vì chỉ việc đặt hàng và ngồi chờ là sản phẩm về đến nơi sau vài ngày, thậm chí vài giờ. Dưới đây là một bảng kế hoạch mở shop thời trang tham khảo, tùy theo mô hình kinh doanh thực tế mà bạn có thể bổ sung hoặc lược bỏ các khoản mục không cần thiết sao cho hợp lý nhất.

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG DIỆN TÍCH 30M2

STT

Đầu mục

Nội dung

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ghi chú (bắt buộc)

1

Biển nhận diện

dự kiến

1.00

6,000,000

6,000,000

6,000,000

2

Nội thất : Kệ trưng bày, bàn trưng bày, tường gỗ trưng bày, cột sắt trưng bày

dự kiến 2 triệu/m2 (tùy mặt bằng)

1.00

40,000,000

40,000,000

40,000,000

3

Quầy thu ngân

dự kiến

1.00

4,500,000

4,500,000

4,500,000

4

Đèn chiếu

dự kiến

30.00

270,000

8,100,000

8,100,000

5

Ghế ngồi thu ngân + ghế ngồi chờ

dự kiến

2.00

1,000,000

2,000,000

2,000,000

6

CÔNG DỤNG CỤ TRƯNG BÀY

 

 

 

 

0

7

Manacanh

dự kiến

1.00

1,800,000

1,800,000

1,800,000

8

Dụng cụ trưng bày hàng hóa

dự kiến

1.00

500,000

500,000

500,000

9

Cây trưng bày

dự kiến

3.00

600,000

1,800,000

0

10

Poster trang trí trong gian hàng

dự kiến

2.00

1,500,000

3,000,000

0

11

CHỈNH SỬA MẶT BẰNG ( nếu cần )

 

 

 

 

0

12

Trần thạch cao

dự kiến

1.00

8,000,000

8,000,000

0

13

Phòng thử đồ thạch cao

dự kiến

2.00

1,000,000

2,000,000

2,000,000

14

Sàn nhà

dự kiến

1.00

6,000,000

6,000,000

0

15

Sơn tường

dự kiến

1.00

1,000,000

1,000,000

1,000,000

16

THUÊ MẶT BẰNG DỰ KIẾN

     

 

 

17

Tiền thuê nhà

dự kiến

6.00

10,000,000

60,000,000

60,000,000

18

Hàng hóa

dự kiến

1500.00

100000

150,000,000

150,000,000

19

Túi đựng đồ, giấy in hóa đơn

dự kiến

1.00

500,000

500,000

500,000

20

CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH KHAI TRƯƠNG

 

 

 

 

0

21

Quảng cáo facebook trước khai trương

dự kiến

1.00

10,000,000

10,000,000

10,000,000

22

Tiệc ngọt nhẹ

dự kiến

1.00

1,500,000

1,500,000

1,500,000

23

CÔNG DỤNG CỤ PHỤC VỤ BÁN HÀNG

 

0

24

Máy tính

dự kiến

1.00

4,000,000

4,000,000

4,000,000

25

Phần mềm bán hàng

dự kiến

1.00

5,000,000

5,000,000

5,000,000

26

Máy in bill

dự kiến

1.00

2,000,000

2,000,000

2,000,000

27

Máy quét mã vạch

dự kiến

1.00

1,000,000

1,000,000

1,000,000

 

TỔNG

 

 

 

318,700,000

 
 

TỔNG BẮT BUỘC

 

 

 

 

299,900,000

4. Mở shop quần áo có lãi không?

Nếu tìm kiếm trên google, bạn sẽ thấy một loạt các truy vấn như sau: Mở shop quần áo có lãi không? Bán quần áo lãi bao nhiêu phần trăm? Công thức tính giá bán quần áo? Cách tính lãi quần áo?... và có hàng triệu kết quả cho các truy vấn này.

Tuy nhiên khi càng đọc nhiều thì bạn sẽ càng thấy có lắm vấn đề phát sinh theo cách ghi nhận lãi và cách tính giá bán của các cửa hàng khác nhau. Đơn giản giá bán có thể phụ thuộc vào các yếu tố như giá nhập; một kênh hay đa kênh; sản phẩm bình dân hay hàng thiết kế hay thời trang cao cấp; chi phí quảng cáo là bao nhiêu; quảng cáo trên kênh nào; xây dựng các landing page, tạo phễu ra sao… Để làm được việc này bạn cần học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và các kiến thức mới, kết hợp với những kinh nghiệm cá nhân trong quá trình vận hành mới đem lại hiệu quả được.

Mở shop quần áo có lãi không?

Do đó, với câu hỏi “Mở shop quần áo có lãi không?” khi mới bắt đầu kinh doanh thì chẳng thể nào trọn vẹn được. Một cách nghiêm túc, bạn nên chắt lọc thông tin trên mạng kiểu như anh A đổi nghề đầu tư 5 triệu bán quần áo tháng kiếm 50 triệu; chị B vừa trông con vừa bán hàng kiếm 40 triệu/tháng… “Kinh doanh” khác với “con buôn” vì đi buôn có thời, kinh doanh phải bền vững và có chiến lược đàng hoàng, nếu làm chơi chơi thì không nên làm. Chạy theo các content “kích động” như lãi nhiều lắm, lãi khủng… theo tâm lý số đông chỉ có hại nếu bạn không có kế hoạch và kiến thức vững chắc.

5. Mở shop quần áo cần giấy tờ gì?

Đây là một số chia sẻ về mặt pháp lý mà mình sưu tầm được từ luatminhgia.com.vn, cụ thể shop thời trang là công việc kinh doanh có quy mô nhỏ nên có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Bạn cần đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Các giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo mẫu);

- Bản sao chứng minh nhân dân;

* Phí đăng ký hộ kinh doanh là: 30.000 đồng.

* Thời gian giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Về thuế: sau khi hoạt động, hộ kinh doanh của bạn phải nộp các loại thuế bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.

- Thuế môn bài: Hộ kinh doanh mới thành lập được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời hạn 06 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả năm. Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và mã số thuế. Mức thuế môn bài, bạn có thể tham khảo thông tư 96/2002/TT-BTC.

- Thuế Giá trị gia tăng: số thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu; tỷ lệ % để tính thuế gia trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hóa, dịch vụ hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Về thuế Thu nhập cá nhân:

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế × Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 7%

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 30%

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 15%

- Hoạt động kinh doanh khác: 12%

Đối với cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề thì áp dụng theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính. Trường hợp cá nhân thực tế kinh doanh nhiều ngành nghề và không xác định được ngành nghề kinh doanh chính thì áp dụng theo tỷ lệ của “Hoạt động kinh doanh khác”.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến mở cửa hàng thời trang từ A-Z. Bài viết trên 3000 chữ nhưng mình nghĩ rằng cũng chưa thể nói hết được tất cả các vấn đề của công việc kinh doanh thời trang. Hy vọng nhận được sự đóng góp của quý bạn đọc để bài viết được hoàn thiện và cung cấp kinh nghiệm hữu ích cho những bạn bắt tay vào kinh doanh ngành hàng thời trang. Đừng tiếc một nút share nếu bạn cảm thấy hữu ích nhé!