Phần mềm và thiết bị bán hàng, mã số mã vạch, rfid

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy chấm công

14/03/2020
Hường Nguyễn

Có thể thấy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chấm công hiện nay đều giống nhau, có khác thì chỉ khác nhau ở phương thức nhận diện, chấm công của nhân viên thôi. Chẳng hạn như máy chấm công vân tay thì nhận diện bằng vân tay, máy chấm công thẻ từ thì sử dụng thẻ từ để nhận diện, ở máy chấm công khuôn mặt thì sử dụng khuôn mặt. Dưới dây là cấu tạo máy chấm công vân tay và nguyên lý hoạt động của máy chấm công.

MỤC LỤC: NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Cấu tạo máy chấm công vân tay

2. Nguyên lý hoạt động của máy chấm công

3. Hướng dẫn cấu hình máy chấm công

1. Cấu tạo máy chấm công vân tay

Hiện nay có rất nhiều loại máy chấm công đến từ những thương hiệu khác nhau. Thế nên cấu tạo máy chấm công nói chung và cấu tạo máy chấm công vân tay nói riêng đều có cấu tạo giống nhau bao gồm 3 bộ phần chính là: đầu vào, bộ phận xử lý và đầu ra.

- Đầu vào: Đây là bộ phận dùng để nhận diện và thu thập dữ liệu của người dùng, lưu trữ dữ liệu của người dùng và kiểm tra, ghi nhớ lại ngày giờ chấm công. Gồm có đầu đọc và bàn phím.

+ Đầu đọc: Có tác dụng ghi nhận lại thông tin của người dùng và truyền dữ liệu đó về bộ xử lý trung tâm, đầu đọc của máy chấm công thường có 2 loại là đầu đọc vân tay dùng cho máy chấm công vân tay và đầu đọc thẻ từ dùng cho máy chấm công dùng thẻ từ.

+ Bàn phím: được dùng để nhập dữ liệu bằng tay thông qua thao tác bấm phím, nó thường được dùng để đăng ký người dùng hoặc cấu hình cho hệ điều hành.

- Bộ phận xử lý: Đây là nơi xử lý và lưu trữ những dữ liệu của người dùng, có thể nói đây là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trên máy chấm công, nó gồm có bo mạch, màn hình và loa thoại.

+ Bo mạch: Trên bo mạch của máy có gắn các con chip điện tử, chip bán dẫn, bộ vi xử lý, RAM,… chúng sẽ xử lý và lưu các dữ liệu mà đầu đọc thu nhận được. Chính vì vậy đây có thể coi là trái tim của máy chấm công.

+ Màn hình: là nơi hiển thị các thông tin của người dùng, hiển thị các thông báo, trạng thái của máy. Ở 1 số dòng máy chấm công màn hình là loại màn hình cảm ứng có thể thao tác trực tiếp trên bề mặt của thiết bị rất nhẹ nhàng và tiện lợi.

+ Loa, đèn: bộ phận này sẽ phát ra âm thanh và tín hiệu thông báo khi dữ liệu được nhập vào, được xử lý hoặc được trích xuất ra, các thông báo này có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của người quản lý.

Cấu tạo máy chấm công

- Đầu ra: Đây là bộ phận chuyển tiếp dữ liệu đã được thu thập và xử lý ra ngoài chiếc máy chấm công thông qua các cổng kết nối, nó gồm có cổng kết nối và cổng cấp điện. Đối với bộ phận nay, người dùng có thể dễ dàng chuyển tiếp dữ liệu thông qua cổng kết nối USB.

+ Cổng kết nối: các cổng kết nối trên máy chấm công thông thường sẽ có cổng mạng và cổng USB, cổng mạng sẽ chuyển trực tiếp dữ liệu từ máy sang phần mềm chấm công còn cổng USB được sử dụng để chuyển dữ liệu gián tiếp khi cổng mạng không hoạt động.

+ Cổng cấp điện: đây là bộ phận kết nối với adapter để cấp điện cho thiết bị hoạt động, có 1 số dòng máy chấm công hiện nay có gắn thêm pin lưu điện để phòng trường hợp mất điện đột ngột.

2. Nguyên lý hoạt động của máy chấm công

Nguyên lý hoạt động máy chấm công dựa trên việc ra vào của người dùng khi chấm công. Vậy máy chấm công hoạt động như thế nào? Khi máy nhận được vân tay sẽ tự động lưu lại giờ vào cũng như giờ ra, qua đó máy sẽ xuất dữ liệu báo cáo ra file excel để người quản lý có thể theo dõi.

Thực hiện đăng ký thông tin nhân viên trước khi tham gia vào hoạt động chấm công. Đối với mỗi nhân viên có nhu cầu cần nhập thông tin vân tay, cần phải được đăng ký tại máy. Thông tin của nhân viên sẽ được nhập bao gồm: họ tên nhân viên, phòng ban, vân tay của cá nhân được thực hiện 3 lần đối với hai ngón tay bất kỳ.

Và chúng sẽ là dữ liệu để nhân viên thực hiện chấm công trên thiết bị. Sau khi hoàn tất, thiết bị sẽ lưu trữ và nhận thông tin thông qua vân tay của nhân viên vào lần chấm công tiếp theo.

Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy chấm công

Đối với những quy định của nơi làm việc về giờ giấc làm việc, tan ca cần chính xác, người dùng sẽ cần phải thiết lập các thông số trên thiết bị máy chấm công. Từ đó, người dùng có thể tính được ngày công của từng nhân viên.

Mỗi nhân viên khi đã thiết lập và đăng ký vân tay trên hệ thống thiết bị, sẽ cần phải chấm công trên máy mỗi lần vào và ra nơi làm việc. Dữ liệu đó sẽ được tổng kết tai bảng tổng kết cuối tháng.

3. Hướng dẫn cấu hình máy chấm công

Cấu hinh máy chấm công vân tay kết nối qua mạng yêu cầu chấm công vân tay phải có chức năng “lấy dữ liệu từ xa. Mở menu máy chấm công vào mục thiết lập liên kết khai báo địa chỉ IP máy chấm công giống IP máy tính đã cài sẵn phần mềm máy chấm công. Phần mục lấy dữ liệu từ xa có địa chỉ máy chủ khai báo IP tĩnh ADSL hoặc tên miền, Port máy chủ chọn port tùy thích thường là 8181.

Có thể tải phần mềm cấu hình máy chấm công Ronald Jack và xem hướng dẫn cài đặt phần mềm tại đây.

Hướng dẫn cấu hình máy chấm công qua mang, mở port 8000 và đặt đia chỉ IP tĩnh trên máy tính cài đặt phần mềm máy chấm công, đặt IP tĩnh máy tính cài đặt phần mềm chấm công Ronald Jack Pro. Quyền đăng nhập vào máy tính là Administartor mơi chạy chức năng này được ,OF FIREWALL máy tính. Đăng nhập vào router ADSL mở port 8000 trên router.

>>> XEM THÊM: Kết nối máy chấm công với máy tính.

Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy chấm công, có thể thấy thiết bị rất hiện đại và chính xác. Thay đổi hoàn toàn phong cách làm việc của nhân viên, đem tới một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Do đó, để đem lại được sự công bằng trong từng bảng lương đối với từng nhân viên, doanh nghiệp cần lựa máy chấm công chính hãng phù hợp với lĩnh vực ngành để công việc trở nên thuận lợi và đạt tiến độ chất lượng hơn.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG MÁY CHẤM CÔNG VÂN TAY

CÁCH SỬ DỤNG MÁY CHẤM CÔNG VÂN TAY VÀ KHUÔN MẶT

CÓ NÊN MUA MÁY CHẤM CÔNG THANH LÝ KHÔNG?

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận